Bạn không đành lòng bước khi khi thấy người gặp nạn, nhưng nếu muốn giúp họ thì cần giúp thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn.

Các bước cần làm khi gặp người bị tai nạn giao thông

Thực hiện sơ cứu ban đầu có thể quyết định đến sinh mệnh của người bị tai nạn.

Để bạn “dám” cứu người, bạn cần hiểu và biết được cách chính xác việc cần làm gì. ĐỪNG chỉ chờ đợi xe cấp cứu tới, HÃY làm theo chỉ dẫn dưới đây và ghi nhớ nó.

1.Gọi xe cấp cứu và công an ngay lập tức Đó là việc đầu tiên bạn cần phải làm khi gặp tai nạn trên đường. Đừng cố xem ai đã gọi hay chưa? Gọi thừa còn hơn bỏ sót. Luôn nhớ số điện thoại cấp cứu là 115 và số điện thoại công an địa phương có thể hỏi người dân hoặc tra mạng nhé. Hiện nay để việc hỗ trợ dễ dàng hơn, khi mọi người gọi cho các số khẩn cấp không cần thêm mã vùng nữa. Hãy cố gắng giữ bình tĩnh khi gọi điện và cung cấp đầy đủ thông tin chính xác cho cấp cứu và công an.

2. Quan sát xung quanh. Sau khi gọi và chờ cấp cứu, lực lượng chức năng đến, hãy quan sát xung quanh để tránh những nguy cơ tiềm ẩn. Đó có thể là tình trạng rỏ rỉ xăng xe, động cơ vẫn hoạt động, phương tiện bốc cháy… Cần nhanh chóng xử lý để không xảy ra vấn đề nào.

3. Giữ nguyên hiện trường Đây là nguyên tắc cơ bản khi gặp trường hợp tai nạn giao thông. Thứ nhất là sẽ giúp cho việc khám nghiệm hiện trường và tìm nguyên nhân gây tai nạn không bị ảnh hưởng. Thứ hai là bảo toàn được tính mạng nạn nhân vì lỡ như họ bị chấn thương vùng nào đó, di chuyển sai sẽ làm mọi chuyện xấu hơn. Nếu bắt buộc phải di chuyển, cần kiểm tra nạn nhân có nghi ngờ chấn thương cột sống không. Nếu có cần đảm bảo di chuyển nạn nhân theo đúng phương pháp.

4. Sơ cứu đúng cách Nếu bạn đã có kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu thì hãy tiến hành sơ cấp cứu cho người bị thương. Việc này có ý nghĩa rất quan trọng để giúp bảo toàn tính mạng.

Đừng vội bế thốc người bị nạn lên, hãy kiểm tra xem họ có bị va đập phần cột sống không nhé. Nếu có, việc bế nạn nhân sẽ khiến họ bị tổn thương cột sống gây hậu quả tử vong hoặc bại liệt.

Một thao tác quan trọng trong cấp cứu cho người bị tai nạn giao thông là cấp cứu ngưng tim ngưng thở. Lúc này bạn cần phải làm Hồi sinh tim phổi (CPR) cho đến khi tim đập lại. Khi CPR trong lúc cấp cứu chưa tới, tốt nhất nên có 1 người luân phiên nhau để tránh bị mỏi và duy trì được thời gian cũng như lực ép tốt nhất. Để làm CPR cho nạn nhân thực sự hiệu quả, bạn cần học qua ít nhất 1 lớp CPR chuẩn quốc tế.

Đối với trường hợp nạn nhân không xuất hiện tình trạng ngưng tim ngưng thở hoặc khi CPR mà tim nạn nhân đã đập trở lại, thở bình thường nhưng còn bất tỉnh thì cần lăn nghiêng nạn nhân và tiến hành các thao tác sơ cứu tiếp theo.

Tìm hiểu thêm:

8 thao tác sơ cứu cho nạn nhân bị mất máu khẩn cấp