Hơn 60% trẻ em là nạn nhân của số ca bỏng trên cả nước. Đáng nói khi có đến 80% số phụ huynh chưa biết cách sơ cứu đúng cách cho con mình dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng vùng bỏng cũng như sốc bỏng cao hơn dù diện tích bỏng không lớn.

Cách sơ cứu trẻ bị bỏng.
Cách sơ cứu trẻ bị bỏng.

Cùng SSVN ôn lại cách sơ cứu bỏng đúng chuẩn qua các bước dưới đây:

-Bước 1: Làm mát vết bỏng với nước sạch. Lập tức đưa vùng da bị bỏng của bé vào nước sạch để được làm mát, để khoảng 15 – 20 phút. Nên dùng nước vòi, mở nhẹ xối lên da. Không sử dụng đá hoặc nước rất lạnh chườm lên vết bỏng.

-Bước 2: Làm thoáng vết bỏng. Nhanh chóng tháo bỏ trang sức, phụ kiện cho trẻ (vòng tay, vòng chân…) nếu có và quần áo khi chúng chưa bị dính chặt vào vết bỏng.

-Bước 3: Làm sạch vết thương. Tuyệt đối không bôi lên vết bỏng các loại kem, nước mắm, lòng trắng trứng… Luôn giữ cho vết bỏng được sạch.

-Bước 4: Đối với trẻ bị bỏng nhẹ: Sau khi sơ cứu bằng nước cho trẻ xong, có thể cho trẻ ở nhà để da tự phục hồi và theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng của trẻ.

-Bước 5: Đối với trẻ bị bỏng nặng (cấp độ 2, 3): Nếu vết bỏng của trẻ bị cháy mất da, sau khi sơ cứu với nước, cần đưa trẻ vào BV. Nên che chắn vết bỏng với ni lông sạch để hạn chế nhiễm trùng. Lý do nên chọn ni lông vì đây là chất liệu không gây dính. Khăn bông và gạc loại thông thường dễ thấm dịch tiết từ vết bỏng và dính chặt vào vết thương.

Đọc toàn bộ bài phân tích của SSVN tại báo Thanh Niên

Đây cũng là một trong những nội dung của chương trình đào tạo sơ cứu trong các lớp kỹ năng sơ cứu cộng đồng của SSVN. Hi vọng những kiến thức này sẽ được nhân rộng đến nhiều người để có thể giảm thiểu tỉ lệ thương vong cho bạn và người thân yêu của bạn.

Tìm hiểu thêm:

8 bài học phòng cháy đắt giá từ vụ 3 cảnh sát PCCC hi sinh