Hướng dẫn sơ cứu gãy tay
Cách băng bó tay khi bị gãy xương

Gãy xương chân tay là tình huống dễ gặp phải khi bị tác động của lực bên ngoài. Đó có thể là qua những tai nạn như té xe, trượt ngã. 

Việc rạn-nứt xương chi sẽ bao gồm các vết gãy lìa, rạn hoặc nứt xương. Đặc biệt, khi một đoạn xương gặp sự cố, các bó cơ, gân, dây chằn, dây thần kinh và các mạnh máu đều bị ảnh hưởng.

Khi gặp phải những tình huống như vậy, đặc biệt là lúc đang đi du lịch xa, phược tại địa hình hiểm trở, sẽ rất khó để di chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện. Do đó, chúng ta cần học từ ngay bây giờ, để biết sơ cứu đúng cách nhằm giảm đau và tìm cách di chuyển nạn nhân tới trung tâm y tế gần nhất sau đó.

Các dấu hiệu và triệu chứng khi bị gãy xương

Đau
Xưng
Bầm Tím
Biến dạng
Không sử dụng phần chi đó như bình thường

Hướng dẫn sơ cứu khi nạn nhân bị gãy tay

Bước 1: Để nạn nhân tự về tư thế mà họ cảm thấy thoải mái nhất. Tránh di chuyển bộ phận bị gãy.

Bước 2: Tìm 1 miếng carton cứng hoặc cây gỗ để nẹp giả. (Có cùng độ dài với phần xương bị gãy). 

Bước 3: Để khăn, quần, áo, vải mềm dưới phần gãy xương giúp nạn nhân dễ chịu hơn khi nẹp.

Bước 4: Dùng băng thun quấn cố định nẹp. (Quấn vừa đủ chặt để cố định vị trí gãy).

Bước 5: Nếu có đá lạnh, túi đá khô hãy chườm cho nạn nhân đề giảm đau.

Tóm tắt hướng dẫn khi sơ cứu cho tình huống gãy xương kín

Lưu ý:

  1. Nếu nạn nhân có chảy máu, hãy cố gắng cầm máu trước. Để biết cách cầm máu vết thương chính xác trên từng vị trí, SSVN khuyến khích mọi người nên học sơ cấp cứu để được hướng dẫn cụ thể.
  2. Khi chưa cố định phần gãy, không di chuyển nạn nhân lung tung hoặc vội đưa đến trung tâm y tế. SSVN hi vọng mọi người khi đi du lịch, hãy đem theo túi sơ cứu đạt chuẩn, và trang bị kiến thức để xử lý kịp thời các tai nạn nhé!
Xem thêm hướng dẫn sơ cứu cho nạn nhân gãy xương từ Survival Skills Vietnam