Người khuyết tật nói chung và trẻ em khiếm thị nói riêng là đối tượng chịu nhiều rủi ro về tai nạn thương tích. Đồng thời người khiếm thị càng chịu nhiều thiệt thòi khi như không có nguồn tư liệu giáo dục sơ cứu và phòng tránh thương tích bằng chữ nổi và sách nói.
Trẻ khiếm thị không thể có những khái niệm, nhận biết và ghi nhớ chính xác mọi thứ xung quanh công việc của người thầy dạy trẻ là biến đổi các bài học thông thường có sử dụng thị giác thành các bài học có thể tương tác bằng nhiều giác quan khác như xúc giác (dùng chữ nổi braille) thính giác (dùng sách nói).Trong quá trình dạy và học đòi hỏi phải có sự kiên trì, tính kiên nhẫn vì khả năng tiếp thu chậm hơn học sinh bình thường. Thay đổi một số cụm từ khi dạy “các em quan sát” “các em có thấy”…bằng các cụm từ “các em hãy đọc”, “các em hãy sờ” thay điền vào “chỗ trống” thành “điền vào chỗ chấm” …
Khi tai nạn xảy ra, người khiếm thị cũng gặp khó khăn hơn trong việc kêu gọi sự trợ giúp, và nghiêm trọng hơn khi giáo viên và người chăm sóc không có kỹ năng sơ cứu để hỗ trợ kịp thời. Qua khảo sát và thí điểm chương trình đào tạo sơ cấp cứu cho một số giáo viên Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu, trường nhận thấy đây là nhóm kỹ năng rất cần thiết cho cả giáo viên và học sinh để phòng ngừa rủi ro và giảm nhẹ thương tật trong các tình huống tai nạn thương tích.. Đồng thời nguồn tài liệu bằng chữ nổi và sách nói cũng rất quan trọng để phổ biến kiến thức này tới các em học sinh khiếm thị.