Bình chọn bài viết này | Rate this page

Trong bối cảnh các doanh nghiệp tại Việt Nam ngày càng chú trọng đến ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) và an toàn lao động, việc đầu tư vào đào tạo sơ cấp cứu đang nổi lên như một bước đi chiến lược. Không chỉ đơn thuần là tuân thủ trách nhiệm xã hội, đào tạo sơ cấp cứu còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro tai nạn và nâng cao hiệu quả kinh doanh về lâu dài.

Số liệu cho thấy năm 2024, tai nạn lao động đã gây thiệt hại vật chất tới hơn 42.500 tỷ đồng (tăng 61,5% so với 2023)– một con số báo động về tổn thất. Năm 2023, các tai nạn lao động khiến 699 người thiệt mạng và thiệt hại hơn 16.000 tỷ đồng. Rõ ràng, phòng ngừa tai nạn thông qua đào tạo bài bản là giải pháp cấp thiết. Thực tế, luật pháp Việt Nam cũng yêu cầu doanh nghiệp “huấn luyện an toàn cho người lao động trước khi bắt đầu làm việc, và có phương án cứu hộ khẩn cấp cho công việc nguy cơ cao”.

Huấn luyện sơ cấp cứu không chỉ là trách nhiệm xã hội mà còn là một khoản đầu tư thông minh đối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu ESG, tác động tích cực đến nhân viên, hiệu quả tiết kiệm chi phí dài hạn.

Đáp ứng mục tiêu ESG với đào tạo sơ cấp cứu

ESG (Environmental, Social, Governance) ngày càng trở thành thước đo quan trọng đối với các nhà đầu tư và công ty mẹ. Đối với doanh nghiệp, đặc biệt là khía cạnh Xã hội (Social)Quản trị (Governance), việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân viên là ưu tiên hàng đầu. Theo một báo cáo năm 2024, hơn 70% doanh nghiệp FDI xem sức khỏe – an toàn lao động là ưu tiên ngân sách CSR/ESG của mình cho năm 2025. Điều này đồng nghĩa với việc các công ty đang chủ động dành nguồn lực cho những chương trình như đào tạo sơ cấp cứu, bởi nó trực tiếp đóng góp vào mục tiêu “S” (Xã hội) trong ESG – đảm bảo phúc lợi và an toàn cho người lao động.

Đào tạo sơ cấp cứu giúp doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn quốc tế và quy định quản trị. Nhiều tập đoàn đã áp dụng hệ thống quản lý an toàn ISO 45001, trong đó yêu cầu phải có chương trình đào tạo và ứng phó sự cố khẩn cấp. Việc huấn luyện nhân viên về sơ cấp cứu chính là một phần quan trọng của hệ thống quản trị rủi ro này. Bên cạnh đó, tuân thủ pháp luật địa phương về an toàn lao động cũng được củng cố khi doanh nghiệp thường xuyên đào tạo kỹ năng sơ cấp cứu cho nhân viên. Chính phủ Việt Nam đã nhấn mạnh các doanh nghiệp cần “đặt an toàn lên ưu tiên, huấn luyện người lao động và có biện pháp cứu hộ khẩn cấp tại chỗ”. Do đó, đầu tư cho đào tạo sơ cấp cứu không chỉ giúp doanh nghiệp tránh các vi phạm và chế tài pháp lý mà còn thể hiện cam kết quản trị minh bạch, tuân thủ – những yếu tố được đánh giá cao trong bộ chỉ số ESG.

Mặt khác, đào tạo sơ cấp cứu còn có thể trở thành một phần trong chiến lược CSR (trách nhiệm xã hội doanh nghiệp) sáng tạo. Thay vì những hoạt động thiện nguyện rời rạc, doanh nghiệp có thể xây dựng chương trình “Đội phản ứng nhanh” – biến chính nhân viên mình thành những “người hùng” biết sơ cấp cứu, sẵn sàng cứu giúp đồng nghiệp và cộng đồng khi có trường hợp khẩn cấp xảy ra trong khi chờ đợi sự có mặt của đội ngũ y tế. Đây là một câu chuyện CSR ý nghĩa để chia sẻ trong các báo cáo bền vững. Thực tế, nhiều tập đoàn tại Việt Nam đã hợp tác cùng Kỹ Năng Sinh Tồn SSVN triển khai chương trình đào tạo sơ cấp cứu cho học sinh, giáo viên, cán bộ y tế tại địa bàn xung quanh cơ sở làm việc như một dự án CSV (Creating Shared Value) để đóng góp cho cộng đồng địa phương. Đặc biệt, các giáo trình đa dạng của SSVN phục vụ nhiều đối tượng đa dạng của các chương trình tác động xã hội và là một trong những đơn vị hiếm hoi tại Đông Nam Á có kinh kiệm tập huấn sơ cấp cứu cho người khuyết tật.

Chương trình phổ cập kỹ năng sơ cấp cứu trong chương trình ESG của các đại lý Mitsubishi Motors Vietnam dành cho giáo viên và học sinh tại nhiều
Chương trình phổ cập kỹ năng sơ cấp cứu trong chương trình ESG của các đại lý Mitsubishi Motors Vietnam dành cho giáo viên và học sinh tại nhiều địa phương.

Điều này không chỉ nâng cao hình ảnh doanh nghiệp mà còn đáp ứng các tiêu chí ESG một cách cụ thể, đo lường được. Nhiều công ty FDI còn đòi hỏi chỉ số tác động cho các hoạt động CSR của mình. Với đào tạo sơ cấp cứu, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thống kê số nhân viên đã được huấn luyện và được cấp chứng nhận có giá trị quốc tế, số ca cấp cứu thành công… để đưa vào báo cáo ESG một cách thuyết phục.

Ngoài ra, khi tham gia các chương trình tập huấn của Kỹ Năng Sinh Tồn SSVN, doanh nghiệp còn nhận được một bộ giải pháp công nghệ cao SSVN Corporate Safe 365 để tích hợp vào các hệ thống quy trình tập huấn nội bộ, quy trình ứng phó khẩn cấp sẵn có như hệ thống đào tạo trực tuyến SSVN E-learning giúp phổ cập đồng thời kiến thức đến toàn bộ nhân viên mà không làm gián đoạn sản xuất, app Sơ Cấp Cứu SSVN giúp kích hoạt nhanh các hướng dẫn xử lý sự cố khi trường hợp khẩn cấp xảy ra.

An toàn cho nhân viên – Nền tảng của sự gắn bó và trung thành

Một lực lượng lao động an tâm về an toàn sẽ là một lực lượng lao động gắn bó. Khi nhân viên thấy doanh nghiệp quan tâm đến sức khỏe và an toàn của họ, họ sẽ tin tưởng và đánh giá cao nơi mình làm việc. Nghiên cứu chỉ ra rằng những chương trình an toàn – sức khỏe được thực hiện tốt có thể tăng tỷ lệ giữ chân nhân sự lên đến 55%. Lý do rất rõ ràng: “Workers stay longer when they feel safe, supported, and valued” – người lao động sẽ gắn bó hơn khi họ cảm thấy được an toàn, được hỗ trợ và được trân trọng. Ngược lại, nếu mỗi ngày đi làm họ đều lo lắng về tai nạn hoặc cảm giác công ty bỏ mặc vấn đề an toàn, tinh thần và sự trung thành chắc chắn giảm sút.

Đào tạo sơ cấp cứu góp phần xây dựng một văn hóa an toàn và quan tâm trong doanh nghiệp. Môi trường làm việc có nhiều nhân viên thành thạo kỹ năng sơ cấp cứu sẽ tạo cảm giác yên tâm như có một “mạng lưới an toàn” giữa đồng nghiệp với nhau. Nhân viên biết rằng nếu chẳng may xảy ra sự cố, họ sẽ lập tức được đồng đội hỗ trợ trong “vài phút vàng” trước khi nhân viên y tế có mặt. Sự sẵn sàng ứng phó đó giúp giảm thiểu hậu quả chấn thương, nhưng cũng quan trọng không kém, nó làm tăng sự kết nối giữa các nhân viên – họ quan tâm đến nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn trong đội. Một khảo sát tại Anh cho thấy 88% nhân viên coi trọng phúc lợi sức khỏe tại nơi làm việc ngang với mức lương, cho thấy người lao động ngày nay đề cao sự an toàn và chăm sóc của doanh nghiệp. Khi công ty đáp ứng được nhu cầu đó, nhân viên sẽ tự hào và muốn gắn bó lâu dài.

Bên cạnh đó, các buổi huấn luyện sơ cấp cứu tập thể còn là cơ hội teambuilding độc đáo. Nhân viên từ các phòng ban có thể cùng nhau học cách xử lý tình huống giả lập, cùng thực hành ép tim, băng bó, di chuyển nạn nhân… ngay trong môi trường làm việc quen thuộc của mình. Đây là trải nghiệm vừa hữu ích, vừa gắn kết tinh thần đồng đội. Nhiều học viên sau khóa học sơ cấp cứu đã chia sẻ rằng họ tự tin hơn trong công việc hàng ngày và bày tỏ lòng biết ơn đối với lãnh đạo doanh nghiệp vì biết công ty trang bị cho mình kỹ năng sống còn có thể áp dụng ngay tại chính gia đình của mình.

Khoá học rất rất hay lun bà con ơi! Rất rất nên đi học nhé! Xưa giờ lun bít sơ cấp cứu là quan trọng. Nhưng mình chỉ mua sách đọc ah, và.. hổng ngấm. Học xong thấy đáng từng đồng tiền, từng thời gian mình bỏ ra lun! Khoá được tổ chức rất chỉn chu. Mời người bên cấp cứu 115 cùng giảng dạy nữa. Với 1 lớp chuyên môn thì mình cứ tưởng sẽ khá chán, nhưng ko, lớp học làm mình rất sửng sốt, 2 bạn giảng cực kỳ chuyên môn và hài hước, làm mình cứ phì cười liên tục, nhưng kiến thức lại đi sâu vô rất tự nhiên. Và mình được thực hành liên tục tất cả các chuyên mục giảng dạy. Nên sẽ nhớ lâu hơn.

Chị Mai Khanh

Thậm chí, không ít trường hợp học viên của SSVN đã áp dụng kiến thức để cứu sống đồng nghiệp và người xung quanh, trở thành những “người hùng đời thực” được truyền thông ghi nhận. Những câu chuyện thành công như vậy lan tỏa niềm tự hào trong tập thể, giúp nhân viên thêm yêu công việc và doanh nghiệp của mình.

Đặc biệt, văn hóa an toàn còn là một lợi thế tuyển dụnggiữ chân nhân tài. Một môi trường làm việc an toàn, coi trọng sức khỏe sẽ hấp dẫn ứng viên chất lượng, đồng thời giảm tỷ lệ nghỉ việc (turnover). Theo một thống kê, 90% nhân viên tin rằng doanh nghiệp có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho họ. Nếu doanh nghiệp thực sự làm tốt điều này, họ không chỉ tránh mất người do tai nạn, mà còn giữ được người giỏi vì nhân viên cảm thấy được chăm lo. Như ông Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện An toàn lao động, đã nhận xét: nhiều doanh nghiệp trước đây “coi chi phí an toàn là lãng phí, chỉ làm tối thiểu để đối phó, thay vì nhận ra đó là đầu tư cho người lao động và tương lai của công ty”. Thực tế cho thấy đầu tư cho an toàn và đào tạo không hề lãng phí – ngược lại, nó mang lại lợi tức về nhân sự rất lớn: nhân viên hạnh phúc hơn, gắn bó hơn và cống hiến nhiều hơn. Rõ ràng, nhân viên chính là tài sản quý giá nhất. Đầu tư đào tạo sơ cấp cứu là cách doanh nghiệp bảo vệ tài sản đó, và tài sản này sẽ tiếp tục sinh lời dưới dạng sự gắn bó lâu dài và đóng góp hết mình của người lao động. Đó là lý do rất nhiều Giám đốc Nhận sự đã cùng hợp tác với SSVN để bảo vệ tài sản quý giá ấy.

Thật trùng hợp vì 7 năm trước, ngày này mình đã “tha” hết mấy đứa nhỏ con cháu nhà mình đi học kỹ năng thoát hiểm và sơ cấp cứu cơ bản cùng Thầy Tony Coffey Paramedic và Cô Jena Trang Nguyen. Ngày này năm nay, toàn bộ 100% nhân viên công ty mình làm cũng được tiếp cận các kiến thức sơ cấp cứu cơ bản này một cách bài bản cùng Survival Skills Vietnam (SSVN). Ước mong ai cũng có cơ hội nâng cao hiểu biết để bảo vệ mình và mọi người xung quanh tốt hơn.

Chị Julie Ngô – Giám đốc nhân sự – Công ty TNHH Ampersand Management

Giảm rủi ro tai nạn – Tiết kiệm chi phí dài hạn

Nhiều doanh nghiệp thường chỉ nhìn thấy chi phí trực tiếp của việc tổ chức đào tạo (như tiền thuê huấn luyện viên, trang thiết bị, thời gian đào tạo) mà bỏ qua lợi ích kinh tế to lớn từ việc giảm thiểu tai nạn. Hãy xem xét bức tranh toàn cảnh: Tai nạn lao động gây ra hàng loạt chi phí hữu hình và vô hình cho doanh nghiệp:

  • Chi phí trực tiếp: Bao gồm chi phí y tế, viện phí, bồi thường cho người bị nạn, chi phí mai táng (nếu tử vong) và tiền phạt vi phạm an toàn. Năm 2024, riêng các khoản chi trả thuốc men, bồi thường… do tai nạn lao động ở Việt Nam đã lên tới 42.565 tỷ đồng. Mỗi sự cố nghiêm trọng có thể tiêu tốn hàng tỷ đồng của doanh nghiệp, chưa kể khả năng bị phạt hoặc đình chỉ hoạt động nếu vi phạm nghiêm trọng quy định an toàn.
  • Chi phí gián tiếp: Đây là những tổn thất về năng suất và vận hành. Khi xảy ra tai nạn, dây chuyền sản xuất có thể phải dừng lại (downtime), dự án bị đình trệ để điều tra, khắc phục. Số ngày nghỉ do tai nạn lao động năm 2024 đã vượt 154.000 ngày công – tức hàng trăm ngàn giờ lao động bị mất. Doanh nghiệp còn tốn chi phí tuyển dụng và đào tạo người thay thế nếu người lao động bị thương nặng hoặc nghỉ việc. Chưa kể, tai nạn còn làm giảm tinh thần lao động của những người khác, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và uy tín của công ty.
  • Thiệt hại về tài sản và cơ hội kinh doanh: Tai nạn có thể làm hỏng máy móc, hàng hóa, cơ sở vật chất (ví dụ cháy nổ nhà xưởng). Báo cáo cho thấy năm 2024 các vụ tai nạn đã gây thiệt hại trên 492 tỷ đồng tài sản. Ngoài ra, một môi trường làm việc không an toàn có thể khiến khách hàng, đối tác e ngại, ảnh hưởng đến hợp đồng tương lai và hình ảnh thương hiệu.

So với những tổn thất trên, chi phí bỏ ra để phòng ngừa tai nạn thông qua đào tạo sơ cấp cứu là rất nhỏ, và quan trọng hơn – đó là khoản đầu tư có tỷ suất hoàn vốn (ROI) dương về dài hạn. Một phân tích cho thấy, sau khi triển khai chương trình đào tạo an toàn và sơ cấp cứu toàn diện, có doanh nghiệp đã giảm được 22% số vụ tai nạn lao độngthu hồi vốn đầu tư chỉ trong chưa đầy 12 tháng. Những ca chấn thương nhẹ nếu được sơ cấp cứu kịp thời tại chỗ có thể không trở thành chấn thương nặng, giúp công ty tránh được chi phí điều trị kéo dài và thời gian nghỉ việc của nhân viên. Thậm chí, việc sơ cứu đúng cách ngay lập tức có thể cứu sống nhân mạng, tránh được tổn thất vô giá không gì bù đắp nổi. Nhằm giúp các nhà máy,

Không chỉ tiết kiệm chi phí, một hồ sơ an toàn tốt còn mang lại lợi ích tài chính gián tiếp. Tại Việt Nam, những doanh nghiệp có thành tích an toàn lao động tốt nhiều năm liền có thể được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, giảm bớt gánh nặng chi phí bảo hiểm xã hội. Hơn nữa, doanh nghiệp an toàn sẽ tránh được các khoản phạt và kiện tụng pháp lý có thể phát sinh sau tai nạn. Các khách hàng, đối tác lớn (đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng) thường đánh giá cao nhà cung cấp có chứng chỉ an toàn và nhân sự được đào tạo sơ cấp cứu, từ đó doanh nghiệp tăng cơ hội trúng thầu và hợp đồng. Có thể nói, an toàn là lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh hiện đại.

Nhằm giúp các chủ doanh nghiệp giải bài toán làm sao để phổ cập kỹ năng và kiến thức Sơ cấp cứu cho toàn thể nhân viên với chi phí hợp lí nhất và đồng thời không làm gián đoạn công tác sản xuất, SSVN đã đi tiên phong trong mô hình đào tạo nhiều tầng kết hợp giữa hệ thống học trực tuyến SSVN E-learning và chương trình đào tạo thực hành truyền thống. Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp đã áp dụng mô hình này để đưa kỹ năng sơ cấp cứu đồng thời tới hàng nghìn nhân viên làm việc nhiều ca kíp, địa điểm khác nhau.

Chúng ta hãy thay đổi góc nhìn: Thay vì hỏi “Đào tạo sơ cấp cứu tốn bao nhiêu tiền?”, hãy tự hỏi “Tai nạn lao động và gián đoạn trong kinh doanh sẽ tốn của chúng ta bao nhiêu?”. Như chuyên gia đã cảnh báo, nhiều lãnh đạo cần một “reality check” (nhận định thực tế) – chi cho an toàn không phải là tiêu tiền vô ích, mà chính là đầu tư cho tương lai của doanh nghiệp. Mỗi đồng chi cho đào tạo hôm nay có thể tiết kiệm cho công ty gấp nhiều lần chi phí tai nạn ngày mai. Về lâu dài, doanh nghiệp sẽ thấy bài toán kinh tế nghiêng hẳn về phía có lợi khi xây dựng một văn hóa an toàn với lực lượng nhân viên được trang bị kỹ năng sơ cấp cứu đầy đủ.

Trong hành trình phát triển bền vững, doanh nghiệp không thể bỏ qua yếu tố con người và an toàn. Đào tạo sơ cấp cứu đã chứng minh là một giải pháp “một vốn bốn lời”: vừa thực hiện trách nhiệm xã hội, vừa củng cố uy tín ESG, lại giảm thiểu rủi ro chi phí và xây dựng đội ngũ nhân viên vững mạnh, trung thành. Đó là lý do vì sao ngày càng nhiều công ty tiên phong xem đây là chiến lược thông minh chứ không chỉ là một hoạt động tuân thủ cho có.

Hơn ai hết, ban lãnh đạo, bộ phận nhân sự, HSE và ESG trong các doanh nghiệp hiểu rõ giá trị của nguồn nhân lực và tầm quan trọng của việc phòng ngừa rủi ro. Hãy biến nhận thức đó thành hành động cụ thể ngay hôm nay. Một chương trình đào tạo sơ cấp cứu được thiết kế phù hợp cho doanh nghiệp sẽ là bước đi nhỏ mang lại thành quả lớn trong tương lai gần.

Kỹ Năng Sinh Tồn SSVN – với kinh nghiệm huấn luyện hơn 150.000 người đáp ứng các chuẩn quốc tế – sẵn sàng đồng hành cùng quý doanh nghiệp trong sứ mệnh xây dựng môi trường làm việc an toàn. Chúng tôi cung cấp mô hình “SSVN Corporate Safe 365” toàn diện, kết hợp đào tạo thực hành, học trực tuyến, diễn tập định kỳ, báo cáo tự động, tích hợp app hướng dẩn khẩn cấp. Đội ngũ chuyên gia Úc – Việt của SSVN sẽ tư vấn và thiết kế chương trình đào tạo sơ cấp cứu phù hợp nhất cho nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp quý vị.

Hãy liên hệ với SSVN ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí về giải pháp đào tạo sơ cấp cứu và an toàn lao động. Đầu tư cho an toàn chính là đầu tư cho sự thịnh vượng lâu dài. Đừng chờ đến khi sự cố xảy ra mới hành động – hãy chuẩn bị cho doanh nghiệp của bạn một “lá chắn” an toàn ngay bây giờ.
📍232/6 Võ Thị Sáu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
☎️ Hotline: 077.305.1902
📩 Email: lienhe@daotaosocuu.vn
🌐 Website: survivalskills.vn
▶ Youtube: youtube.com/@SurvivalSkillsVietnam
💻 Elearning: elearning.survivalskills.vn