Để thổi oxy (thổi ngạt), người sơ cứu cần quỳ thấp ở 1 bên vùng đầu của người bị nạn, dùng miệng thổi vào mũi hoặc miệng của người bị nạn, có thể thổi trực tiếp hoặc tốt hơn nên thổi qua 1 miếng mặt nạ chuyên dùng để thổi oxy để tránh lây nhiễm bệnh.
Để thổi oxy vào phổi của người bị nạn, cần nâng cằm mở cổ họ ra để mở đường thở, dùng miệng thổi 2 lần nhẹ nhàng liên tục vào miệng hoặc mũi người bị nạn, tổng 2 lần thổi không nên kéo dài quá 2 giây.

Khi thổi vào miệng thì người sơ cứu cần dùng 2 ngón tay bóp chặt mũi của người bị nạn, miệng của người sơ cứu mở rộng để bao phủ kín 2 khóe miệng người bị nạn;
Khi chọn thổi vào mũi thì dùng tay khép kín miệng người bị nạn để đảm bảo khí không bị thoát (xì) ra ngoài.
Thổi ô-xy đúng cách khi quan sát lồng ngực người bị nạn phồng nhẹ lên, điều này cho thấy có khí đi vào phổi người bị nạn.
Riêng với trẻ sơ sinh, chỉ dùng khí trong khoang miệng người làm sơ cứu (không dùng khí trong phổi) để thổi thật nhẹ vì phổi trẻ sơ sinh rất nhỏ có thể dùng miệng ngậm kín cả miệng và mũi trẻ sơ sinh cùng lúc để hơi không bị thoát (xì ra) khi thổi vào.
Lưu ý : Bạn thường sẽ mệt sau 2 phút làm CPR, vì vậy cần gọi người trợ giúp thay phiên nhau thực hiện để đảm bảo CPR được duy trì liên tục cho người bị nạn. CPR không cứu giúp được họ, chỉ có CPR ĐÚNG CÁCH, NGAY LẬP TỨC mới có thể giúp họ!
Ghi chú : Không khí hít vào trung bình có 21% ô-xy. Cơ thể cần lấy 5% ô-xy cho mỗi chu trình hô hấp → Hơi thở ra vẫn còn 16% ô-xy
Tìm hiểu thêm:
Đăng ký khóa học thực hành toàn diện cùng SSVN