Động đất là một trong những thảm họa thiên nhiên gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản.

Buổi trưa ngày 28.3, khi rung chấn trận động đất 7,7 độ Richter ở Myanmar ảnh hưởng tới TP.HCM, nhiều người dân sống và làm việc tại các tòa nhà cao tầng, chung cư đã hoảng loạn khi thấy tòa nhà bị rung lắc do động đất nên đã di tản ra ngoài để lánh nạn.

Việt Nam tuy không nằm trong khu vực có rủi ro cao về động đất nhưng theo các chuyên gia, vẫn cần có những nghiên cứu, khảo sát cụ thể để áp dụng giải pháp phòng, chống. Trong tình huống khẩn cấp như vậy, trang bị kỹ năng sơ cấp cứu trở nên rất quan trọng.
Động đất là gì?
Động đất xảy ra do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo trong lòng đất, tạo ra những trận rung chấn có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Tại Việt Nam, hoạt động địa chấn không xảy ra thường xuyên như một số vùng khác trên thế giới, nhưng những trận động đất lớn có thể làm rung chuyển nhiều khu vực và gây thiệt hại cho cộng đồng.
Tác hại của động đất
- Thiệt hại về tài sản: Công trình xây dựng, đường xá và các cơ sở hạ tầng khác có thể bị hư hại nghiêm trọng.
- Thiệt hại về con người: Nhiều người có thể bị thương hoặc thậm chí tử vong do sự sập đổ của công trình.
- Khủng hoảng tâm lý: Động đất có thể gây ra lo lắng, hoảng loạn và ảnh hưởng lâu dài đến tâm lý của cư dân trong khu vực bị ảnh hưởng.
Kỹ năng sơ cấp cứu ứng phó trước động đất
SSVN không ngừng nỗ lực, truyền tải đào tạo kỹ năng sơ cấp cứu, giúp cộng đồng chuẩn bị tốt nhất cho những tình huống khẩn cấp như động đất. Dưới đây là một số kỹ năng cơ bản để ứng phó trước động đất từ SSVN:
1. Chuẩn bị trước khi xảy ra động đất
- Lập kế hoạch ứng phó: Cùng gia đình hoặc nhóm của bạn lập kế hoạch rõ ràng về cách ứng phó khi có động đất xảy ra.
- Trang bị túi sơ cứu: Túi sơ cứu cần có các vật dụng cơ bản như băng gạc, thuốc giảm đau, đèn pin, nước và thực phẩm khô.
2. Ứng phó ngay lập tức khi động đất xảy ra
- Giữ bình tĩnh: Hãy nhớ rằng sự bình tĩnh rất quan trọng để đưa ra quyết định đúng đắn.
- Tìm nơi trú ẩn an toàn: Nếu bạn ở trong nhà, hãy tìm một vị trí gần cột chịu lực hoặc dưới bàn, tránh xa cửa sổ và những đồ vật có khả năng rơi. Nếu bạn đang ở ngoài trời, tìm một nơi thoáng đãng tránh xa các công trình có nguy cơ sập.
3. Kỹ năng sơ cấp cứu căn bản
- Cầm máu: Sử dụng băng gạc hoặc vải sạch để cầm máu cho những vết thương hở.
- Hô hấp nhân tạo: Nếu phát hiện ai đó không thở, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo ngay lập tức và gọi trợ giúp.
- Kiểm tra các triệu chứng: Nếu ai đó bị choáng, đau ngực hoặc có triệu chứng bất thường khác, hãy theo dõi tình trạng của họ và gọi xe cấp cứu (115).
Sự chuẩn bị và kiến thức có thể trở thành chìa khóa cứu mạng trong những khoảnh khắc khủng hoảng. Hãy nhanh chóng trang bị kỹ năng sơ cấp cứu, vì nó sẽ giúp bạn ứng phó hiệu quả và bảo vệ bạn trong những tình huống khẩn cấp.
SSVN cung cấp các khóa học Sơ cấp cứu căn bản và các khóa học elearning bởi đội ngũ chuyên gia của SSVN dày dặn kinh nghiệm , khóa học không chỉ đơn thuần là lý thuyết mà còn tập trung vào thực hành để bạn có thể thực hiện thành thạo các kỹ thuật sơ cấp cứu chính xác nhất.

Để biết chi tiết thêm về các khóa học tại SSVN, mời các bạn khảm khảo thêm Tại đây. |
4. Gọi trợ giúp
- Liên lạc với dịch vụ khẩn cấp: Nếu có thể, hãy gọi cho các dịch vụ khẩn cấp để báo cáo tình trạng và nhận sự trợ giúp.
- Giúp đỡ lẫn nhau: Tìm kiếm và hỗ trợ những người bị thương trong cộng đồng. Đôi khi, sự giúp đỡ từ hàng xóm có thể là cứu cánh trong tình huống khẩn cấp.
Tầm quan trọng của kiến thức và chuẩn bị trong những tình huống nguy hiểm
Động đất gây ra có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và ngay cã tính mạng của con người và các tai nạn gây thương tích không đáng có nếu chúng ta biết trang bị kỹ năng sơ cấp cứu. Trang bị kỹ năng sơ cấp cứu, SSVN sẽ giúp bạn ứng phó hiệu quả hơn trong những tình huống khẩn cấp. Hãy tham gia các khóa học sơ cấp cứu để nâng cao kiến thức và kỹ năng của bản thân, từ đó chung tay xây dựng một cộng đồng an toàn hơn trước thiên tai.