Đã có rất nhiều bệnh nhân bị rắn cắn nhưng đến bệnh viện trễ vì loay hoay áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu. Đến khi có các biểu hiện suy hô hấp (tím tái, khó thở…) mới đưa đến bệnh viện, lúc này việc điều trị rất khó khăn. Cũng có trường hợp sơ cứu sao mà nhiều người bị hoại tử tay chân nhiễm trùng máu, thậm chí là tử vong.

Khi bị rắn cắn, mọi người KHÔNG NÊN làm những điều sau:

-𝘽𝙪𝙤̣̂𝙘 𝙂𝙖-𝙧𝙤̂: Ga-rô là biện pháp làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch. Đừng nghĩ rằng ga-rô sẽ chặn được chất độc đi sâu. Nó gây đau, rất nguy hiểm và không duy trì được quá 40 phút. Việc buộc ga-rô như vậy sẽ làm máu không để đến được vị trí đã bị buộc, dễ hoại tử hơn. Khi bác sĩ tháo băng, thì chất độc sẽ cùng lúc ùa về tim khiến bệnh nhân bị sốc, đe dọa tính mạng.

-𝘾𝙝𝙞́𝙘𝙝, 𝙧𝙖̣𝙘𝙝, 𝙩𝙧𝙖̂𝙢, 𝙘𝙝𝙤̣𝙘, 𝙝𝙪́𝙩 𝙢𝙖́𝙪 𝙩𝙖̣𝙞 𝙫𝙪̀𝙣𝙜 𝙫𝙚̂́𝙩 𝙘𝙖̆́𝙣: Các biện pháp này không có lợi ích, gây hại thêm cho nạn nhân như tổn thương mạch máu, dây thần kinh, chảy máu khó cầm, nhiễu trùng nặng thêm…

-𝘾𝙝𝙪̛𝙤̛̀𝙢 đ𝙖́ (𝙘𝙝𝙪̛𝙤̛̀𝙢 𝙡𝙖̣𝙣𝙝): Đã được chứng minh là sẽ gây hại cho vết cắn.

-𝙎𝙪̛̉ 𝙙𝙪̣𝙣𝙜 𝙡𝙖́ đ𝙚̂̉ đ𝙖̆́𝙥, 𝙩𝙝𝙪𝙤̂́𝙘 𝙙𝙖̂𝙣 𝙜𝙞𝙖𝙣, 𝙘𝙝𝙪̛̃𝙖 𝙗𝙖̆̀𝙣𝙜 𝙢𝙚̣𝙤: Phải dùng đúng loại thuốc, loại lá để sơ cứu. Tuy nhiên những điều này chưa được nghiên cứu rõ ràng về công dụng. Nếu sử dụng không đúng loại đắp lên vết cắn dễ gây nhiễm trùng thêm, khi uống có thể gây hại cho nạn nhân. Vì vậy tốt nhất là nên đưa nạn nhân đến bệnh viện để được xử lý đúng cách,

-𝘾𝙤̂́ 𝙜𝙖̆́𝙣𝙜 𝙗𝙖̆́𝙩 𝙧𝙖̆́𝙣 𝙢𝙖𝙣𝙜 𝙩𝙝𝙚𝙤 đ𝙚̂́𝙣 𝙗𝙚̣̂𝙣𝙝 𝙫𝙞𝙚̣̂𝙣: Rắn cắn người lần đầu là vì nó cần thoát thân và tự vệ. Sau khi bị cắn, càng truy lùng và cố gắng bắt sẽ làm cho con rắn tấn công dữ dội hơn. Nhiều người nghĩ rằng nên mang con rắn đã cắn tới bệnh viện để bác sĩ biết đó là loại rắn nào cho dễ xử lý. Thực ra nọc rắn cần qua nhiều khâu để đưa ra thuốc, coi mức độ ảnh hưởng của nọc độc trong cơ thể mới chẩn đoán. Vì vậy KHÔNG CẦN và KHÔNG NÊN đem theo con rắn tới bệnh viện, rắn còn sống sẽ rất nguy hiểm ở khu vực đông người. Mọi người chỉ cần mô tả lại con rắn (vân, màu, hình dạng đầu…) nếu quan sát kịp, có điện thoại thì chụp lại cho bác sĩ biết. Hoặc chính bác sĩ cũng có thể nhận dạng loại rắn nào thông qua vết cắn trên da.