Vụ việc 2 sinh viên tử vong, 6 người nguy kịch nghi do ngộ độc rượu tại Tp.HCM đang khiến nhiều người bàng hoàng.

Gần đây liên tiếp xảy ra nhiều cái chết thương tâm vì ngộ độc rượu chứa độc chất methanol. Vậy làm sao để phân biệt rượu ethanol và rượu chứa độc chất methanol? Và việc pha các loại nước ngọt, soda… vào rượu, bia có làm nguy hại sức khỏe không?

Bằng vị giác và khứu giác, con người không thể nhận biết được rượu chứa độc chất methanol. Cách duy nhất để phân biệt là thực hiện xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Cồn công nghiệp có giá rất rẻ và thường chứa lẫn methanol. Vì lợi nhuận và không muốn tốn thời gian, công sức, nhiều người đã dùng cồn công nghiệp để pha chế thành rượu rồi bán cho người tiêu dùng mà không chưng cất để loại methanol.

Việc pha rượu với những loại nước có gas rất có hại cho sức khỏe :

  • Khi pha chung với rượu, hàm lượng các chất kích thích tăng cao, độc chất ngấm sâu vào máu đến hệ thần kinh khiến hiện tượng ngộ độc đến sớm hơn so với thức uống thông thường.
  • Rượu pha bia, nước ngọt có gas hay soda chứa nhiều CO2 khiến lượng cồn nhanh chóng được hấp thu vào máu dưới tác động của các hương liệu, phụ gia làm người uống đau đầu, chóng mặt, hại cho não bộ, suy giảm trí nhớ, kém linh hoạt, giảm thông minh, thậm chí mất ý thức khi uống quá nhiều.
  • Đường có trong rượu pha nước ngọt làm cho rượu phân tán nhanh khắp nơi trong cơ thể người uống, đặc biệt là hệ thần kinh, do đó làm cho người uống dễ say nhanh và nhiều hơn.
  • Kết hợp rượu và nước ngọt cũng làm giãn mạch máu ở da, nhưng lại gây co mạch ở các phủ tạng sâu khác, dẫn đến huyết áp cao đột ngột, có thể tử vong.

Khoảng 1 – 2 ngày sau uống, bệnh nhân sẽ có biểu hiện mờ mắt, lơ mơ, thở nhanh và thở sâu giống như khó thở do nhiễm toan chuyển hóa (do có quá nhiều axit formic được chuyển thành từ methanol), co giật, hôn mê. Khi đến viện, hầu hết các trường hợp này đã tổn thương não, mù mắt và tụt huyết áp, ở trong tình trạng nguy kịch.

Qua sự việc trên, SSVN mong rằng các bạn cẩn trọng trong việc uống rượu không rõ nguồn gốc. Nếu thấy có biểu hiện cơ thể bất thường thì thông báo ngay cho người thân để được đưa tới cơ sở y tế kịp thời.

Trong khi chờ đợi sự giúp đỡ, đừng cố làm cho bệnh nhân nôn mửa vì có thể gây sặc đường thở. Nếu người đó phải nằm xuống, hãy chắc chắn quay đầu sang một bên – điều này giúp ngăn ngừa nghẹt thở. Cố gắng giữ cho người tỉnh táo để tránh mất ý thức. Quan sát kỹ người bệnh, nếu thở yếu, ngừng thở hoặc tím tái thì hô hấp nhân tạo.

Tìm hiểu thêm:

Cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật