Phim ảnh mang tính chất giải trí nhưng có những nội dung truyền tải gây hiểu nhầm tại hại đến người xem, như bị rắn cắn thì dùng dao rạch vết thương và hút máu đi, có phải như vậy là đúng ?

Chị Diệu Thiện một học viên chương trình E-learning của Kỹ năng sinh tồn SSVN chia sẻ dở khóc dở cười vì những hiểu lầm tai hại về sơ cứu mà chị đã tình cơ xem trên phim ảnh.

Từ trước đến nay đều vậy, mình vốn dĩ là người đam mê khám phá, thích được học hỏi và trải nghiệm nhiều thứ ở mọi lĩnh vực. Vì vậy, khi đang “tung tăng” như mọi khi thì mình “nhặt” được cơ hội tiếp cận với một kỹ năng thật sự ứng dụng cao trong đời sống hằng ngày là sơ cấp cứu thì mình khá là “NỬA NẠC NỬA MỠ”, ờm thì mình biết sơ cấp cứu là tốt, là cần thiết nhưng mỗi tội vì mình hứng thú nhiều thứ nên từ lúc nhỏ cho đến lớn mình đã góp nhặt không ít cho riêng mình rồi (xem phim nhưng lại học được cách sơ cứu khi bị rắn cắn, học hỏi kinh nghiệm “xương máu” từ ba, mẹ, cô, dì, chú, bác, anh, chị, em nội, ngoại…, học từ các tổ chức, hoạt động mình tham gia) nên mình khá là lười ở lần tiếp cận này vì nghĩ MÌNH ĐÃ CÓ ĐỦ, nhất là khi mình được tiếp cận ở thế bị động nhiều hơn.

Tuy nhiên, mình vẫn quyết định sẽ “miệt mài” tìm hiểu về sơ cấp cứu tại lớp học Online cung cấp bởi Tổ chức Survival Skills Vietnam-SSVN trong cơ hội lần này. Và quả thật quyết định học của mình là sáng suốt vì trong khóa học này mình được củng cố kiến thức về sơ cấp cứu từ trước đến nay một cách khoa học, đúng đắn hơn, học được nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh bên cạnh việc sơ cứu một cách dễ dàng vì từ ngữ và ngữ cảnh được sử dụng rất là “đời thường” không cao siêu như khi bạn học y chút nào.

Hơn thế nữa mình còn được Chuyên gia Sơ Cấp Cứu Tony Coffey cũng là giáo viên “đứng lớp” với về dày kinh nghiệm hơn 30 năm trong ngành tại Úc và Việt Nam chữa sai về cách sơ cứu trong nhiều trường hợp mà mình biết trước đây và đặc biệt là khi sơ cứu bị rắn cắn. Trước đây, qua bộ phim, mình biết rằng khi bị rắn cắn thì phải dùng dao được khử trùng rạch một đường nhỏ chỗ bị cắn để lấy chất độc ra nhưng sau khóa học mình mới biết đó không phải là cách sơ cứu chính xác (đến đây thì ngậm ngùi nhận ra trước đây mình thật ngây thơ gì đâu khi nghĩ đã đưa lên phim thì nhà sản xuất đã có tìm hiểu và vì vậy cách sơ cấp cứu kia là đúng và tin theo). Nhưng may quá mình đã học được cách làm đúng đó là khi bị rắn cắn nên là hạn chế di chuyển phần cơ thể bị cắn, không tìm cách lấy nọc độc ra bằng cách lấy máu vì nọc độc rắn cắn thực chất nằm ở hệ bạch huyết chứ không phải ở trong máu nên việc cố lấy độc ra sẽ đẩy nhanh quá trình xâm nhập của độc tố vào cơ thể mà thay vào đó nên dùng băng – gạc để cố định chỗ bị rắn cắn nhằm làm chậm tốc độ di chuyển của độc tố. Dong dài vậy thôi chứ thật ra chữ “lười” vẫn đeo bám mình suốt quá trình học nhưng mà vẫn may khóa học của SSVN rất phù hợp cho những người lười như mình khi thiết kế bài giảng ngắn gọn 5-10 phút thôi mà có chia rõ từng mục, các mục liên kết với nhau, kiến thức video trước sẽ nhắc sơ lại ở video liền kề sau nên mỗi ngày mình xem một ít, không tốn quá nhiều thời gian nhưng vẫn nhận được đầy đủ kiến thức, quá là hợp lý luôn.

Video Youtube sơ cứu khi bị rắn cắn
Video hướng dẫn sơ cấp cứu khi bị rắn cắn
Khóa học mà chị Diệu Tiên đã tham gia

Trên đây là những chia sẻ về cảm nhận của riêng bản thân mình về việc tự trang bị kỹ năng cần thiết cho bản thân, không nhằm mục đích nào khác là mong muốn người bạn đọc được chia sẻ này sẽ có thêm động lực để tìm hiểu về sơ cấp cứu nhưng lại “ngại” tìm hiểu vì lười và nghĩ BÂY GIỜ CÒN SỚM QUÁ ĐỂ TÌM HIỂU.
Chuyện gì nên làm thì vẫn là nên làm mà nhỉ.

Nguồn: Trần Tịnh Diệu Thiện